Nguồn gốc Thuần_chay

Khởi nguồn của tên gọi

Cách gọi "Vegitarian (trong tiếng Anh)" đã được sử dụng từ khoảng năm 1839 để chỉ một chế độ ăn bao gồm rau củ.[27] Nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ từ vegetable [28] (rau củ trong tiếng Anh) và hậu tố -arian (để chỉ một "người ủng hộ, người tin đạo" trong từ humanitarian).[29] Từ này đầu tiên được biết đến nhờ công của diễn viên kiêm nhà văn và người theo chủ nghĩa bãi nô Fanny Kemble, khi bà viết từ này vào cuốn Nhật Ký tại Nhà ở đồn điền Georgia những năm 1838-1839.

Lịch sử

Chủ nghĩa ăn chay bắt nguồn từ thời văn minh sông Ấn từ năm 3300 đến 1300 trước công nguyên ở tiểu lục địa Ấn Độ,[30][31][32] đặc biệt là ở vùng phía bắc và phía tây Ấn cổ đại.[33] Những người ăn chay thủa sơ khai được biết đến như, những triết gia người Ấn Mahavira và Acharya Kundakunda, nhà thơ Valluvar, hoàng đế Ấn Độ Chandragupta MauryaAshoka; Các triết gia hy lạp như Empedocles, Theophrastus, Plutarch, Plotinus, và Porphyry; và nhà thơ Ovid người La Mã và nhà soạn kịch Seneca.[34][35] Nhà hiền triết hy lạp Pythagoras được cho là có ủng hộ một kiểu chay tuyệt đối,[36][37] nhưng ta có khá ít chi tiết về cuộc đời của ông nên hiện nay vẫn xảy ra tranh cãi về việc ông có ủng hộ ăn chay nói chung hay không.[38] Ông gần như chắc chắn cấm những học trò của mình ăn đậu[38] và mặc đồ len.[38] Endoxus của Cnidus, một học trò của ArchytasPlato, viết rằng "Pythagoras thật là một người với sự trong trắng đặc biệt và rất phản đối việc giết và những người giết động vật đến mức ông không chỉ tránh ăn động vật, mà thậm chí còn giữ khoảng cách với những đầu bếp và thợ săn".[38] Một trong những Vegan được biết đến sớm nhất là nhà thơ al-Ma'arri người Ả rập (năm 973 - 1057).[39] Những tranh luận của họ được dựa trên sức khỏe, luân hồi của linh hồn, thiết bị chăn nuôi, và phong cảnh - tán thành bởi Porphyry trong De Abstinentia ab Esu Animalium ("Bàn về kiêng ăn động vât" viết vào năm 268-270)- nói rằng nếu con người đáng được hưởng công lý, thì động vật cũng vậy.[34]

Chủ nghĩa ăn chay được coi là một phong trào lớn vào thế kỷ 19 ở Anh và Mỹ.[40] Một số ít người ăn chay đã kiêng toàn bộ đồ ăn từ động vật.[41] V ào năm 1813, nhà thơ Percy Bysshe Shelley đăng tải Chỉ Dẫn Cho Chế Độ Ăn Tự Nhiên, ủng hộ việc "kiêng thực phẩm từ động vật và những đồ uống có cồn", vào năm 1815, William Lambe, một nhà vật lý trị liệu tại Luân Đôn, tuyên bố rằng "chế độ ăn uống chỉ có nước và rau củ" của ông ấy có thể chữa mọi loại bệnh từ bệnh lao đến mụn trứng cá.[42] Lambe gọi thực phẩm từ động vật là "đảo loạn thói quen", và tranh luận rằng "ăn sữa và ăn thịt chỉ là một nhánh của hệ thống này và chúng phải tồn tại hoặc đổ vỡ cùng nhau".[43] Sylvester Graham tạo ra chế độ ăn không có thịt Graham - chủ yếu là hoa quả, rau củ, nước, và bánh mì tự làm tại nhà với bột giã nhuyễn - trở nên phổ biến như một cách phục hồi sức khỏe vào những năm 1830 ở Hoa Kỳ.[44] Một vài cộng đồng Vegan đã được thành lập quanh khoảng thời gian này. Ở bang Massachusetts, Amos Bronson Alcott, cha đẻ của tiểu thuyết gia Louisa May Alcott, đã mở một Temple School vào năm 1834 và Fruitlands vào năm 1844,[45] và ở Anh, James Pierrepont Greaves sáng lập ra Concordium, và một cộng đồng Vegan ờ Alcott House tại Ham Common, vào năm 1838.[46][46]

Hiệp hội người ăn chay

Fruitlands, một cộng đồng vegan tồn tại không lâu thành lập bởi Amos Bronson Alcott ở Harvard, Massachusetts vào năm 1844.Mahatma Gandhi, Hội Người Ăn Chay, London, 20 Tháng 11 Năm 1931, với Henry Salt ở phía bên phải của ông

Vào năm 1843, thành viên của Alcott House thành lập the British and Foreign Society for the Promotion of Humanity and Abstinence from Animal Food [47](tạm dịch tiếng việt là: Hiệp Hội Anh Quốc và Quốc tế ủng hộ Tính Con người và Kiêng Thực Phẩm Động Vật), dẫn đầu bời Sophia Chichester, một nhà hảo tâm giàu có tại Alcott House.[48] Alcott House cũng giúp thành lập Hiệp Hội Người Ăn Chay Anh, mà sau đó họp mặt lần đầu tiên vào năm 1847 ở Ramsgate, Kent.[49] Được tờ báo Medical Times and Gazette ở Luân Đôn đăng tải vào năm 1884:

Co hai kiểu người ăn chay - một là ăn chay tuyệt đối, thành viên của kiểu này từ chối tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào từ đông vật; và một kiểu ăn chay thường, thành viên của kiểu này sẽ không kiêng ăn trứng và cá và sẽ uống sữa. Hiệp Hội Người Ăn Chay có đa số người thuộc về kiểu thông thường.[41]

Trong một bài báo của cuốn Society Magazine, có tiêu đề Vegetarian Messenger (tạm dịch tiếng Việt: Sứ Giả của Người Ăn Chay),vào năm 1851 thảo luận về những lựa chọn khác của giày da và đề cập đến sự tồn tại của Vegan, những người từ chối sử dụng sản phẩm từ động vật, không chỉ trong chế độ ăn của họ.[50] Trong một đăng tập bởi Henry S. Salt vào năm 1886 là A Plea for Vegetarianism and Other Essays (tạm dịch tiếng việt là Lời Khẩn Thiết Của Chủ nghĩa Ăn Chay và Những Cố Gắng Khác), ông quả quyết rằng "Sự thật là hầu hết - không phải toàn bộ - các nhà cải cách dinh dưỡng thừa nhận rằng họ cho vào trong chế dộ ăn của họ những sản phẩm từ động vật như sữa, bơ, phô mai, và trứng...".[51] Cuốn The Hygeian Home Cook-book (tạm dịch tiếng Việt: Nấu ăn tại nhà với nữ thần sức khỏe" xuất bản năm 1874 của tác giả Russell Thacher Trall là một trong những cuốn sách dạy nấu ăn cho Vegan đầu tiên tại Hoa Kỳ.[52] Cuốn sách bao gồm nhiều công thức nấu ăn "không bao gồm sữa, đường, muối, men bánh, axit, chất kiềm, dầu mỡ, hoặc bất kỳ gia vị nào".[52] Một cuốn sách dạy nấu ăn Vegan thủa đầu khac nữa là, No Animal Food: Two Essays and 100 Recipes (tạm dịch tiếng Việt: Không Ăn Đông Vật: 2 Bài Văn va 100 Công Thức) của Rupert H. Wheldon được xuất bản tại Luân Đôn vào năm 1910.[53] Hoạt đông tiêu thụ sữa dông vật và trứng đã trở thành đề tài tranh luận trong thập kỷ tiếp theo. Họ thường xuyên thảo luận về chúng trong Vegitarian Messenger, nó chỉ ra rằng có nhiều người ăn chay phản đối Thuần chay.[54][55]

Trong một chuyến thăm Luân Đôn vào năm 1931 của Mahatma Gandhi - ông đã là thành viên ủy ban quản trị Hiệp Hội Người Ăn Chay khi ông sống ở Luân Đôn từ năm 1888 đến 1891 - đã phát biểu trước Hiệp Hội rằng họ phải quảng bá chế độ ăn không có thịt vì tính luân lý, chứ không phải vì sức khỏe.[56][57] Một người ăn chay chỉ kiêng thịt (Lacto-vegetarians) hiểu biết được tính luân lý khi trở thành một người ăn chay hoàn toàn (vegan) nhưng họ coi một chế độ ăn chay hoàn toàn là không thể thực hiện được và họ lo lắng rằng nó sẽ trở thành một trở ngại trong việc phổ biến chu nghĩa ăn chay nếu những người ăn chay hoàn toàn (vegan) rơi vào những môi trường xã hội mà xung quanh họ không có những sản phẩm không từ đông vật nào. Việc trên trở thành một chủ đề chính tại Hiệp Hôi Người Ăn Chay, mà vào năm 1935 họ phát biểu rằng: "Những người ăn chay chỉ kiêng thịt, nói chung, sẽ không khuyến cáo việc sử dụng những sản phẩm từ sữa động vật trừ những trường hợp có lý do cá nhân".[58]

Khởi Nguồn của Vegan (1944)

External images
The Vegan News
first edition, 1944
Donald Watson
front row, fourth left, 1947[59]

Vào tháng 8 năm 1944, một vài thành viên của Hiệp Hội Người Ăn Chay yêu cầu rằng một phần trên tờ báo của họ phải dành cho những chủ nghĩa ăn chay không tiêu thụ sản phẩm từ sữa (non-dairy vegetarianism). Khi yêu cầu này bị từ chối, Donald Watson, thư ký của chi nhánh tại Leicester, thiết kế một tờ báo phát hành mỗi quý (4 tháng 1 lần) vào tháng 11 năm 1944, có giá hai đồng tuppence[60] (một đồng tuppence có giá 1 phần 120 bảng anh). Ông đặt tên cho tờ báo này là The Vegan News (tạm dịch tiếng Việt: Báo Người Ăn Chay Hoàn Toàn). Ông đã tự mình chọn từ Vegan dựa theo 3 chữ cái đầu và hai chữ cái cuối của từ "vegitarian" [61][62] bởi vì theo ông: "Tên này mới nổi bật, nó ám chỉ khởi nguồn và sự kết thúc của từ vegetarian", nhưng khi hỏi những người đọc tờ báo của ông rằng họ có nghĩ ra một cái tên khác hợp hơn để chỉ những người ăn chay không tiêu thụ sản phẩm từ sữa. Họ chỉ ra rất nhiều từ như allvega, neo-vegetarian, dairyban, vitan, benevore, sanivores, và beaumangeur. (những từ trên đều là tên gọi và không thể dịch ra tiếng Việt).[63][64]

Số đầu tiên của tờ báo này nhận được tới hơn 100 thư phản hồi, bao gồm cả thư của George Bernard Shaw, người quyết tâm không ăn trứng và các sản phẩm từ sữa động vật.[54] Hiệp Hội Vegan mới tổ chức buổi họp mặt đầu tiên vào đầu tháng 11 tại Atic Club, Số 144 đường High Holborn, Luân Đôn. Những người tham dự là Donald Watson, Elsie B. Shrigley, Fay K. Henderson, Alfred Hy Haffenden, Paul Spencer và Bernard drak, cùng với quan sát viên Mme Pataleewa (Barbara Moore, một kỹ sư có dòng máu lai Nga-Anh).[65] Ngày Quốc tế Vegan diễn ra vao mùng 1 tháng 11 để đánh dấu sự thành lập của Hiệp Hội và tháng 11 được Hiệp Hội coi là Tháng Quốc tế Vegan.[66]

Barbara Moore tham dự cuộc họp mặt đầu tiên của Hiệp Hội Vegan dưới tư cách quan sát viên.

The Vegan News sau đó đổi tên thành The Vegan vào tháng 11 nam 1945, vào lúc đó có 500 người đăng ký.[67] Tờ báo này đăng những công thức nấu ăn và một "danh sách trao đổi" những sản phẩm không từ động vật, như là kem dánh răng, kem đánh giày, văn phòng phẩm và keo dính.[68] Những cuốn sách Vegan được xuất bản, bao gồm những Công Thức Nấu Ăn Cho Vegan (Vegan Recipes) bởi Fay K. Henderson và Aids to a Vegan Diet for Children (tạm dịch tiếng Việt: Hỗ trợ một Chế Độ Ăn Chay cho Trẻ Em) viết bởi Kathleen V. Mayo.[69]

HIệp Hội Vegan sớm phát biểu rõ rằng họ từ chối phải sử dụng động vật cho bất kỳ mục đích gì, không chỉ trong chế độ ăn. Vào năm 1947, Watson viết rằng: " Hiệp Hội Vegan phản đối việc tin rằng con người đê có thể tồn tại thì họ phải lạm dụng những tạo vật mà có cảm xúc giống như con người...." Từ năm 1948, trên mặt báo The Vegan ta sẽ đọc được dòng chữ "Ủng Hộ Phong cách Sống Không Lạm Dụng Động Vật", vào năm 1951, hiệp hội công bố định nghĩa của họ cho từ veganism là "một cá thể không nên lạm dụng động vật để sinh tồn".[70][71] Vào năm 1956, phó chủ tịch hiệp hội là Leslie Cross, thành lập Hiệp Hội Sữa Hạt (Plantmilk Society); vào năm 1965, dưới tên gọi Plantmilk Ltd sau đó đổi thành Plamil Foods, bắt đầu sản xuất một trong những loại sữa đậu nành được phân phối phổ biến nhất phương Tây.[72]

Hiệp Hội Vegan đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1948 bởi Catherine Nimmo và Rubin Abramowitz ở bang California, người phân phối báo của The Vegan của Watson.[73][74] Vào năm 1960, H. Jay Dinshah thành lập Hiệp Hội Vegan Hoa Kỳ (American Vegan Socierty, AVS), hiệp hội này liên kết tư tưởng Thuần chay với tư tưởng ahimsa, nghĩa là "bất hại" trong tiếng Phạn.[75][76][76] Dựa theo Joanne Stepaniak, từ vegan đuợc đăng tải độc lập vào năm 1962 bởi Oxford Illustrated Dictionary, cuốn từ điển định nghĩa vegan là "một người ăn chay không tiêu thụ bơ, trứng, phô mai, hay sữa động vật".[77]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuần_chay http://www.vilt.be/minder-vlees-eten-steeds-meer-i... http://www.cbc.ca/news/canada/from-pro-athletes-to... http://thechart.blogs.cnn.com/2011/08/25/becoming-... http://www.cnn.com/2011/HEALTH/08/19/heart.attack.... http://www.dw.com/en/europes-first-vegan-supermark... http://news.gallup.com/poll/156215/consider-themse... //books.google.com/books?id=vQNgAwAAQBAJ&pg=PA203 http://issuu.com/vegan_society/docs/the-vegan-autu... http://issuu.com/vegan_society/docs/the_vegan_news... http://www.scmp.com/news/hong-kong/health-environm...